Phục hồi chức năng thoái hóa cột sống thắt lưng là điều cần thiết. Những bệnh gây đau lưng nếu như không được chữa trị và phục hồi chức năng, sẽ rất dễ gây ra các biến chứng khôn lường.
Thoái hóa cột sống gây đau thắt lưng
Thoái hóa thắt lưng là một bệnh lý mãn tính, thường được phát hiện ở những người trung niên trở nên, nhưng những năm gần đây tỷ lệ người trẻ mắc bệnh có dấu hiệu tăng dần. Bệnh thường có dấu hiệu ban đầu là đau mỏi lưng, nếu bắt gặp tình trạng này, bạn chớ nên coi thường.
Đau thắt lưng là tình trạng đau khu trú, bắt đầu từ khu vực ngang đốt sống ở thắt lưng, xuống các nếp lằn mông. Có thể bắt gặp tình trạng này ở những người lao động, sinh hoạt hàng ngày với điều kiện nặng nhọc.

Có tới trên 65% số người ở lứa tuổi trưởng thành gặp phải vấn đề này, ít nhất một lần trong đời. Đau lưng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt cũng như lao động của bệnh nhân. Điều này do chính chức năng giải phẫu đặc biệt của vùng thắt lưng, khiến cho vùng cột sống này chịu rất nhiều áp lực, chống chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể trong cả ngày làm việc.
Không những thế, thắt lưng là khu vực có tầm vận động rất rộng, bao gồm các động tác, nghiêng mình, cúi mình, ngừa xoay, biên độ vận động cũng khá lớn, được coi là vị trí bản lề đảm nhiệm chính đa số vận động của toàn bộ cơ thể. Ở nước ta, đau thắt lưng chiếm khoảng 2% dân số và 6% trong số tổng các bệnh liên quan tới xương khớp. Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống là một vấn đề vô cùng phức tạp, khiến cho người bệnh chịu nhiều tổn thương và đau đớn, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm vô cùng.
Dấu hiệu ban đầu của đau lưng do thoái hóa cột sống
- Giãn dây chằng: Đây là một dấu hiệu khá phổ biến, nguyên nhân gây ra thường là do vận động quá sức, mang vác đồ nặng, làm việc sai tư thế… Thường sẽ làm co cứng các khối cơ ở cột sống, khiến cho dáng đi không được thẳng, nghiêng về một bên và cơn đau nhức thắt lưng bắt đầu xuất hiện.
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là một dạng của thoái hóa cột sống gây đau lưng và khó chịu cho người bệnh. Các cơn đau thường xuất hiện ở vùng thắt lưng, sau đó lan dọc xuống mông, lan ra mặt sau đùi và chướng ngoài cẳng chân, theo đường dây thần kinh tọa và kết thúc ở gót chân. Đôi khi người bệnh còn bị rối loạn cảm giác, khiến các chi bị tê bì, có cảm giác khó chịu như kim châm, kiến bò.
- Do virus – vi khuẩn: Một số người bị sốt virus hoặc nhiễm các loại vi khuẩn gây suy giảm miễn dịch, gây viêm cũng có thể xuất hiện các cơn đau thắt lưng…
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh áp dụng phương pháp chụp X-quang, chụp cộng hưởng MRI, Chụp cắt lớp CT… để có thể tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể phát triển các biến chứng như: Teo cơ, rối loạn cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện, lao cột sống, liệt nửa người, liệt toàn thân, gù, gai đôi cột sống, loãng xương…
Phục hồi chức năng thoái hóa cột sống thắt lưng
Giai đoạn cấp
Ở giai đoạn này, người bệnh buộc phải kết hợp giữa tập các bài vật lý trị liệu, bao gồm: Chườm nóng, điện xung kích thích, dẫn thuốc bằng điện phân và siêu âm trị liệu. Điều này sẽ giúp tăng cường chuyển hóa và chống lại các triệu chứng phù nề, chống viêm cực tốt.
Sau giai đoạn cấp
Người bệnh cần tiếp tục chườm nóng, sau đó kích thích điện, siêu âm trị liệu kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng, giúp kéo giãn cột sống vùng thắt lưng, tác động lên các đốt cột sống và tập vận động cho vùng thắt lưng đang bị đau.
Thực hiện bài tập nghiêng xương chậu, tập các nhóm cơ vùng lưng. Người tập bắt đầu với tư thế nằm ngửa, háng gập, tập các bài từ mức độ dễ tới khó. Người bệnh phải để lưng đè xuống mặt giường, hoặc có thể để lưng đè lên tay và đặt ở dưới lưng. Có thể đưa mông lên cao hơn và giũ không cho lưng và mông ưỡn ra phía trước. Tiếp đó người bệnh phải tập tư thế đứng bằng lưng và gót chân.
Tập bài tập làm săn chắc cơ bụng: Người bệnh có thể sử dụng gối và háng để gập lại, cuộn thân vào sao cho mũi có thể chạm vào gối. Tiếp đó có thể tập với tư thế ngồi sang tư thế nắm tay vịn vào hai đầu gối và thả lỏng người ra sau.

Phục hồi chức năng thoái hóa cột sống thắt lưng bằng thuốc: Thuốc giảm đau (acetaminophen), giảm cơn đau và chống viêm (mobic, arcoxia…); glucosamin sulfate hoặc có thể sử dụn glucosamin chondroitin sulfate liều 1500mg/ngày; thuốc làm giãn cơ: myonal 100mg/ngày.
Tài liệu tham khảo: